Lse health header

Uống nước dừa với lá trầu không chữa bệnh gút (gout)?

Không chỉ là một loại nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Mà việc kết hợp uống nước dừa với lá trầu không còn đem lại hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh gút. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Thực hư việc uống nước dừa với lá trầu không chữa bệnh gút

Uống nước dừa với lá trầu không chữa bệnh gút
Nước dừa với lá trầu không có chữa được bệnh gút?

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nước dừa khi kết hợp với lá trầu không có khả năng chữa những cơn đau của bệnh gout rất hiệu quả. Lý do này được các chuyên gia giải thích như sau:

+ Lá trầu không: Lý do lá trầu không được dùng để chữa bệnh gút là do những lý do sau:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của lá trầu chứa 2,4 % tinh dầu với các hoạt chất Chavicol, Chavibetol, Eugenol, Estragol… có nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó, khả năng chống viêm giúp giảm đau khớp, phục hồi tổn hại các khớp, giảm các cơn đau do thần kinh tọa gây nên. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chữa các bệnh về răng miệng, ngăn ngừa tác hại của bệnh trào ngược dạ dày.

Còn đối với người bệnh gút, lá trầu có tác dụng hỗ trợ cân bằng chuyển hóa axit uric, tăng cường đào thải các tinh thể urat ra ngoài cơ thể và xoa dịu các tổn thương. Do đó, khi sử dụng lá trầu người bệnh gout sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể.

+ Nước dừa

Trong nước dừa có chứa chất điện phân tự nhiên, thường được sử dụng để cân bằng chuyển hóa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Không những thế, nước dừa còn giúp làm tăng HDL, một chất có khả năng hỗ trợ dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch máu.

Hơn nữa, trong thành phần của nước dừa còn chứa nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng virus và khử độc tốt. Từ đó giúp làm giảm sự hình thành axit lactic và acid uric trong máu.

Vì vậy, khi uống nước dừa với lá trầu sẽ đem đến tác dụng như một chất hòa tan phối hợp trị liệu. Có tác dụng giúp chiết xuất các hoạt chất có trong lá trầu được tiết ra ngoài một cách nhanh chón, từ đó tăng đào thải acid uric khỏi cơ thể và cải thiện các cơn đau do gout gây nên.

Bài thuốc chữa bệnh gout từ nước dừa và lá trầu không

Uống nước dừa với lá trầu không chữa bệnh hút
Uống nước dừa với lá trầu không chữa bệnh hút

Có thể thấy, chữa bệnh gút bằng nước dừa và lá trầu là một biện pháp có cơ sở. Vì vậy, bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

+ Nguyên liệu:

  • 100g lá trầu không (chọn lá không quá non hoặc quá già)
  • 1 quả dừa tưởi

+ Cách thực hiện:

  • Lá trầu đem rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối, sau đó đem thái nhỏ thành sợi hoặc xay nhuyễn để giúp lượng tinh dầu được tiết ra nhiều và dễ hòa tan vào nước dừa hơn.
  • Dừa cắt vát nắp rồi chắt bớt nước, sau đó cho lá trầu không vào ngâm trong 30 phút;
  • Chắt nước ra ly, bỏ bã, uống một mạch trước khi ăn sáng;
  • Thực hiện 1 lần/ngày, uống liên tục 1 tháng liền để có được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, khi uống nước dừa và lá trầu để chữa trị bệnh guot các bạn cần lưu ý mộ số điều như:

  • Nên áp dụng bài thuốc này vào buổi sáng trước khi ăn để cơ thể có thể hấp thu tốt.
  • Sử dụng trước khi ăn ít nhất 30 tiếng để đảm bảo thuốc đã được hấp thu hoàn toàn.
  • Thông thường, sau 7 ngày sử dụng người bệnh sẽ thấy được những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Nhưng nếu ngưng sử dụng thì hiệu quả của thuốc sẽ biến mất.
  • Thực hiện đúng cách, đúng liều lượng, không nên dùng quá nhiều lá trầu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong quá trình chữa trị, cần hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác.

Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu có thể điều trị khỏi bệnh. Mà bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do bệnh gây ra. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên sử dụng cách này cùng thuốc được không.

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc uống nước dừa với lá trầu. Từ đó, giúp các bạn hỗ trợ chữa trị bênh được tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc các bạn sức khỏe!

Cập nhật lần cuối vào ngày 21 tháng 09 năm 2019 lúc 14:49 bởi

Tác giả bài viết
Tác giả Nguyễn Tâm
Tags