Lse health header

 3 mốc khám thai quan trọng nhất?

Trong suốt quá trình mang thai có rất nhiều mốc khám thai khác nhau, tuy nhiên trong số đó có 3 mốc khám thai quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải ghi nhớ. Vậy đâu là 3 mốc khám thai quan trọng nhất? Vấn đề này sẽ được thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ?

Trong thời gian mang thai, khám thai định kỳ là một việc làm hết sức quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện. Bởi việc làm này không chỉ giúp theo dõi được sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn giúp phát hiện và xử lý kịp thời những dấu hiệu bệnh lý bất thường. Bên cạnh đó, thông qua việc khám thai, các mẹ bầu còn  được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.

3 mốc khám thai quan trọng nhất?

Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi hoặc mắc phải một số căn bệnh hiếm gặp bẩm sinh xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không thường xuyên khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

3 cột mốc khám thai quan trọng nhất không nên bỏ qua?

Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ – bác sĩ Trương Thị Vân cho biết “Ngày nay, việc siêu âm thai với các mẹ vô cùng đơn giản vì xã hội hiện đại nên máy móc trong ngày y tế cũng phổ biến và hiện đại hơn. Thông thường, nếu khám đầy đủ sẽ là 08 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn đối với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, trong số các mốc khám thai đó, dù bận rộn đến đâu thì mẹ bầu cũng tuyệt đối không được bỏ qua 3 mốc khám thai dưới đây. Bởi đây là những mốc khám thai quan trọng nhằm giúp tầm soát và phát hiện những bất thường ở thai nhi và xử lý kịp thời. Cụ thể như sau:

+ Mốc 1 thai từ 11 – 13 tuần 6 ngày: Đo độ mờ da gáy:

Đây là mốc khám thai được coi là rất quan trọng, có thể nói là mang tính bắt buộc. Bởi đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc ối vào tuần 17-18 để chẩn đoán bệnh. Lần siêu âm này cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi… Vì nếu để qua mốc thời gian này thì các chỉ số này coi như không còn giá trị chính xác nữa.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Double Test để tầm soát các nguy cơ dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số như cân nặng, huyết áp hoặc có thể làm thêm các xét nghiệm nước tiểu và máu nếu cần thiết. Đồng thời tư vấn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung một số các loại thuốc bổ khác (sắt, canxi, vitamin,…)

+ Mốc 2 thai từ 22 – 23 tuần để kiểm tra hình thái thai nhi:

Đây cũng là mốc khám thai cực kỳ quan trọng, thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm nhằm phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng,… và có hướng xử lý kịp thời. Nếu trường hợp xấu nhất là phải đình chỉ thai nghén thì cần phải làm trước tuần thứ 28.

Đồng thời, ở lần khám này thai phụ sẽ phải làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu nhằm kiểm tra HIV, nhóm máu, viêm gan B, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu,…

+ Mốc thứ 3 là thai từ 31 – 32 tuần: Chẩn đoán dị tật bên trong nếu có:

Ở mốc khám thai này, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D để xác định lần cuối cùng về tình trạng dị tật của thai nhi, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, xem xét ngôi thai đã thuận ngôi chưa, để đánh giá và tiên lượng về độ phát triển của thai nhi… Kèm với đó là kết hợp khám tổng quát luôn cho người mẹ

Ở mốc khám thai quan trọng này, dù có phát hiện dị tật thai nhi thì không thể sửa chữa cũng như không thể đình chỉ thai nữa vì lúc này thai đã lớn nếu đẻ ra đã có khả năng sống. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm sẽ giúp mẹ có cách ứng phó phù hợp khi sinh như: chọn nơi sinh, phương pháp sinh, cũng như chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ sau khi sinh.

Kết luận 3 mốc khám thai quan trọng nhất?

Như vậy có thể thấy đây là 3 mốc khám thai rất quan trọng, tuy nhiên để có kết quả khám thai chính xác thì thực hiện khám thai mẹ cần phải thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng.

Địa chỉ thăm khám thai uy tín tại Hà Nội

Nếu vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám thai uy tín tại Hà Nội thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những địa chỉ mà mẹ bầu có thể lựa chọn.

 Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế  nơi thăm khám thai?

+ Phòng khám được Sở y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám và chữa trị các bệnh lý phụ khoa – nam khoa, bệnh lây qua đường tình dục, thăm khám thai định kỳ, kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn,…

+ Nơi đây quy tụ đầy đủ đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa có trình độ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm (trên 20 năm) và được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn của thủ đô trực tiếp thực hiện thăm khám thai như:

  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – CKI Sản phụ khoa- nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ- kế hoạch hóa gia đình hơn 25 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ – CKI Sản phụ khoa. Hơn 20 năm kinh nghiệm từng làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, đạt lao động tiên tiến hàng năm.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm – CKI Y học cổ truyền, nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền bệnh viện E Hà Nội, trên 30 năm kinh nghiệm.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề khám thai ra sao  hay các phương pháp khám thai an toàn khác, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số: 0836 633 399 – 02438.255.599 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp những thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm:

Bài tham khảo:

 

 

 

Cập nhật lần cuối vào ngày 06 tháng 05 năm 2020 lúc 13:51 bởi

Tác giả bài viết
Truyền thông Giáo dục sức khỏe Tác giả Vũ Minh Hải