Lse health header

Khám thai tuần 16?

Dù không phải là cột mốc bắt buộc trong thăm khám và siêu âm thai, tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo chị em nên thực hiện thăm khám thai tuần 16 này. Bởi, thời điểm này cũng vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi vậy, để nắm được những thông tin về khám thai tuần 16 làm những gì? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.

Khám thai tuần 16 gồm những gì?

Ngoài siêu âm thai ở tuần thai thứ 16 thì các mẹ bầu cũng được chỉ định xét nghiệm về tổng phân tích nước tiểu có 10 thông số, với mục đích đánh giá về tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu trong thời gian này. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp của mẹ bầu. quá trình khám thai tuần 16 diễn ra như sau:

  • Khám tổng quát:

Khám tổng quát là bước khám thai cơ bản chung cho tất cả thai phụ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm dò tình trạng sức khoẻ của mẹ và thực hiện các thao tác kiểm tra cân nặng, huyết áp,…

  • Siêu âm thai:

Khám thai tuần thứ 16 sẽ được siêu âm 2D để giúp bác sĩ xác định tình trạng của thai nhi và rà soát những dị tật ở bé nếu có. Siêu âm cũng là một trong những cách hiệu quả để phát hiện giới tính thai. Đây gần như là mối quan tâm của nhiều ông bố, bà mẹ ngay từ những tuần đầu mang thai.

  • Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện do bác sĩ chỉ định. Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên về các phương án dưỡng thai và những dưỡng chất mẹ cần bổ sung trong quá trình mang thai.

  • Xét nghiệm nước tiểu:

Ngoài xét nghiệm máu thì xét nghiệm nước tiểu cũng là bước khám thai tuần thứ 16 rất quan trọng. Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con.

  • Xét nghiệm Triple test:

Xét nghiệm triple test khi khám thai tuần thứ 16 được thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ để tầm soát thai nhi trước khi sinh, từ đó phát hiện những dị tật như rối loạn nhiễm sắc thể, down, dị tật ống thần kinh,…

Nhiều mẹ lo ngại xét nghiệm triple test có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa cho rằng xét nghiệm này hoàn toàn an toàn cho thai phụ, vì vậy mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu kết quả xét nghiệm triple test bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ chọc ối để kiểm chứng rõ trước khi đưa ra lời khuyên.

khám thai tuần 16 có cần nhịn ăn không?

Đối với kỹ thuật siêu âm thai thì thai phụ vẫn có thể ăn bình thường, tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chính xác thì cần hạn chế sử dụng sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas, nước trái cây…. Khi siêu âm thai trước tuần thứ 10 thì người phụ nữ cần uống nhiều nước, nhịn tiểu để khi siêu âm thì bàng quang sẽ chứa đầy nước và cho hình ảnh siêu âm rõ hơn. Khi đi siêu âm thì cũng nên mang trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Địa chỉ khám thai tuần 16 an toàn?

Một gợi ý cho cho em về địa chỉ khám thai tuần 16 an toàn, hiệu quả, nhận được sự tin tưởng của đông đảo chị em thủ đô và địa bàn lân cận tin tưởng lựa chọn đó là phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Phòng khám được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu mới 100% từ nước ngoài nhằm đảm bảo việc thăm khám thai định kỳ được diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác. Hệ thống máy siêu âm 2D, máy siêu âm màu 4D cho hình ảnh rõ nét, thai phụ có thể theo dõi hình ảnh con yêu của mình qua màn hình độ phân giải lớn, sắc nét.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình – Hà Nội về vấn đề khám thai định kỳ. Hi vọng đã cung cấp được cho chị em những thông tin cần thiết. Nếu còn thắc mắc về vấn đề hút thai có đau không hay các phương pháp hút thai an toàn khác, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số: 0836 633 399 – 02438.255.599 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp những thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm:

Bài tham khảo:

 

 

 

Cập nhật lần cuối vào ngày 22 tháng 05 năm 2020 lúc 09:16 bởi

Tác giả bài viết
Truyền thông Giáo dục sức khỏe Tác giả Vũ Minh Hải