9 bước khám thai?
Khám thai là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, vì nó không chỉ giúp mẹ bầu theo dõi được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mà còn giúp phát hiện ra các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nhưng mỗi lần đi khám thai thường bao gồm nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi thai nhi và cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các lần thăm khám đều tuân thủ theo quy trình 9 bước khám thai cơ bản dưới đây
Bài viết này được chia sẻ bởi bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
- 1 9 bước khám thai mẹ bầu cần ghi nhớ?
- 1.1. + Bước 1: Hỏi thông tin và nói về 9 bước khám thai:
- 1.2. + Bước 2: Khám toàn thân:
- 1.3. + Bước 3: Khám sản khoa:
- 1.4. + Bước 4: Xét nghiệm:
- 1.5. + Bước 5: Tiêm phòng uốn ván:
- 1.6. + Bước 6: Cung cấp viên sắt, axit folic, thuốc phòng sốt rét:
- 1.7. + Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén:
- 1.8. + Bước 8: Cập nhập các thông tin vào phiếu hay bảng quản lý thai kỳ:
- 1.9. + Bước 9: Thông báo kết quả 9 bước khám thai và hẹn lịch khám lại:
- 2 Kết luận 9 bước khám thai?
9 bước khám thai mẹ bầu cần ghi nhớ?
Bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết “Hầu hết các mẹ bầu thường bị nhầm lẫn giữa việc khám thai và siêu âm thai. Nhưng đây hoàn toàn là 2 việc làm khác nhau, do đó, để có được kết quả tốt và chính xác cần được thực hiện theo quy trình với các bước khám thai cơ bản. Chính vì vậy, trước khi đi thăm khám, mẹ bầu cần lưu ý tìm hiểu để nắm rõ 9 bước khám thai cơ bản sau đây.
+ Bước 1: Hỏi thông tin và nói về 9 bước khám thai:
Đây là bước đầu tiên trong quy trình 9 bước khám thai cơ bản. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng bước này không cần thiết, tuy nhiên việc làm này rất quan trọng giúp bác sĩ, điều dưỡng biết được những thông tin cần thiết về mẹ bầu. Từ đó có những chẩn đoán ban đầu và quyết định những xét nghiệm hay hành động khám thai cần thực hiện. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nắm được là những câu hỏi sẽ được thay đổi dựa theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong đó có 3 giai đoạn quan trọng đó là mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Cụ thể như sau:
- Khám thai 3 tháng đầu: Các bác sĩ sẽ hỏi các thông tin về mẹ bầu bao gồm tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa, điều kiện sống, gia đình, hôn nhân. Hỏi về các dấu hiệu nghén, tình hình sức khỏe; tiền sử bệnh tật và các dấu hiệu bất thường khác,…
- Khám thai 3 tháng giữa: Hỏi về hiện tượng thai máy, những sự thay đổi trong cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường; tình hình phát triển cân nặng của mẹ và loại thuốc mà mẹ bầu đang sử dụng,…
- Khám thai 3 tháng cuối: Hỏi về thai máy và tình hình sức khỏe của mẹ, đồng thời có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào không.
+ Bước 2: Khám toàn thân:
Ở bước này các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, khám bướu giáp, nghe tim phổi, khám da niêm mạc, phù, khám vùng thận, phản xạ gân xương, khám vú,… xem có gì bất thường hay không đẻ có biện pháp xử lý kịp thời (nếu có).
+ Bước 3: Khám sản khoa:
Trong bước khám này, bác sĩ có thể chẩn đoán, nắm bắt được thông tin cần thiết từ cả mẹ và bé. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra bụng mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp đập tim thai,… Bên cạnh đó, thông qua bước khám này còn giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có, từ đó phương pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
+ Bước 4: Xét nghiệm:
Một số xét nghiệm cần thiết mà mẹ bầu cần thực hiện trong các lần khám thai đó là: Thử protein niệu, đường máu, công thức máu (Hb, Hct), giang mai, HIV, HBsAg,.. Đồng thời, mẹ cần siêu âm thai vào 3 thời điểm quan trọng: Tuần 11 – 13, tuần 22 – 24, tuần 31 – 33 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, hình thái thai nhi, dị tật thai nhi,…
+ Bước 5: Tiêm phòng uốn ván:
Uốn ván là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, vì vậy khi mang thai mẹ bầu cần phải tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ để bảo vệ bản thân và con trong bụng. Thời gian tiêm uốn ván là vào quý II của thời kỳ thai nghén, tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 15 ngày. Mũi tiêm nhắc lại phải trước ngày sinh dự đoán 4 tuần.
+ Bước 6: Cung cấp viên sắt, axit folic, thuốc phòng sốt rét:
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần bổ sung các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, acid folic,…Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà nhu cầu của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên thông thường mẹ bầu sẽ có nhu cầu bổ sung sắt từ 30 – 60mg sắt/ngày, canxi từ 1500 – 2000 mg/ngày (đối với thai phụ mang thai từ tuần 20 trở đi), acid folic khoảng 400 – 600 mcg/ngày.
+ Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén:
Ở bước này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc, cách đi đứng, vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách khi mang thai,…
+ Bước 8: Cập nhập các thông tin vào phiếu hay bảng quản lý thai kỳ:
Việc làm này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình trạng sức khỏe, quá trình phát triển của mẹ bầu và thai nhi qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt, chuẩn bị tốt cho ngày sinh sắp tới, cũng như xử lý kịp thời khi có vấn đề bất thường xảy ra khi chuyển dạ.
+ Bước 9: Thông báo kết quả 9 bước khám thai và hẹn lịch khám lại:
Sau khi đã hoàn tất các bước thăm khám ở trên, lúc này các bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu về kết quả thăm khám thai. Nếu trong quá trình khám thai phát hiện những bất thường bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Ngược lại nếu mọi thứ ổn định, sau khi thông báo kết quả, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lại ở những lần tiếp theo. Mẹ bầu cần chú ý tuân thủ theo đúng lịch hẹn khám của bác sĩ để đảm bảo việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé được tốt nhất.
Kết luận 9 bước khám thai?
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Hà Thị Huệ về 9 bước khám thai mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho mẹ bầu có thêm được những thông tin bổ ích, từ đó giúp mẹ chủ động hơn trong việc khám thai và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề sức khỏe sinh sản, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Xem thêm:
- Có thai tuần đầu có kinh không?
- 3 mốc khám thai quan trọng nhất?
- Có thai tuần đầu có bị đầy bụng không?
Bài tham khảo:
- Thai nghén https://vi.wikipedia.org/wiki/Thai_ngh%C3%A9n Truy cập ngày: 07/05/2020.
- Ốm nghén https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%90m_ngh%C3%A9n Truy cập ngày: 07/05/2020.
Cập nhật lần cuối vào ngày 07 tháng 05 năm 2020 lúc 09:16 bởi