Lse health header

Khám thai những tuần nào?

Khám thai là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Bởi thông qua việc khám thai sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi (nếu có) và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiêm, mẹ nên khám thai những tuần nào? Mời các mẹ bầu hãy cùng tham khảo nội dung được bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Khám thai những tuần nào?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản phụ khoa, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế cho biết “Khám thai được biết đến là việc làm hết sức cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, để việc thăm khám thai được diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất thì chị em cần phải nắm được các mốc khám thai. Theo đó, các mốc khám thai trong suốt thai kỳ được chi ra ở các tuần như sau:

+ Khám thai những tuần nào thứ 4 – 6:

Trong tất cả các mốc khám thai quan trọng, thì lần khám đầu tiên, ngay khi có dấu hiệu mang thai rất cần thiết. Mục đích khám thai ở tuần này là nhằm xác định chính xác xem mẹ có mang thai hay không, thai đã vào tử cung chưa, tuổi thai. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, xét nghiệm máu nhằm giúp phát hiện những nguy cơ về bệnh mà mẹ và bé có thể gặp phải và xử lý kịp thời.

Do đó, khi phát hiện bị chậm kinh 1 tuần và thử que 2 vạch kèm theo cơ thể mệt mỏi. Hãy đi thăm khám, kiểm tra ngay.

+ Khám thai tuần thứ 7 – 8 (nghe tim thai):

Ở tuần thai thứ 7 – 8 này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để nghe tim thai, do kích thước túi ối, chiều dài phôi thai để nhằm xác định xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai không. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn thực hiện khám lâm sàng về cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ không. Từ đó, có hướng điều chỉnh phù hợp.

+ Khám thai tuần thứ 11 – 13 (đo độ mờ da gáy):

Lần khám thai này rất quan trọng và có thể nói là mang tính bắt buộc. Bởi đây là thời điểm duy nhất để các bác sĩ đo độ mờ da gáy để giúp phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể, chẩn đoán nguy cơ gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…. Ngoài ra, trong lần khám thai này, các chuyên gia khuyên bà bầu nên làm xét nghiệm Double Test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai.

Do đó các mẹ cần lưu ý, vì nếu khám trước tuần thứ 11 hoặc qua 13 tuần 6 ngày thì chỉ số sẽ không còn chính xác nữa.

+ Khám thai tuần thứ 14 – 17:

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba). Đây là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm xem có nguy cơ gây rối loạn bẩm sinh ở thai hay không.

Ngoài ra, cũng như những lần khám thai trước, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu biết số đo, cân nặng, kích thước và sự phát triển của thai nhi,…từ đó tư vấn cho mẹ bầu chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp để giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

+ Khám thai tuần thứ 20 – 25:

Ở tuần thai này, việc thăm khám thai sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi (nếu có) như: sứt môi, dị dạng ở cơ quan. Đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương, từ đó có can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh cùng lượng đạm, lượng đường trong nước tiểu, từ đó tầm soát đái tháo đường và tiền sản giật.

+ Khám thai tuần thứ 32 (sàng lọc trước sinh):

Đây là lần khám thai cuối giúp mẹ bầu xác định dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung kết hợp, đồng thời kiểm tra vị trí ngôi thai thuận hay nghịch, đo nước ối,…. Từ đó, đưa ra lời khuyên sớm về việc phương pháp sinh phù hợp cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, ở lần khám thai tuần thứ 32 này, nếu có phát hiện thai nhi có dị tật. Bác sĩ cũng không thể sửa chữa hay can thiệp được. Nhưng sẽ giúp mẹ bầu và gia đình chuẩn bị được tâm lý, cũng như chuẩn bị lựa chọn nơi sinh tốt nhất.

+ Khám thai tuần thứ 35 – 36:

Lần khám này giúp bác sĩ kiểm tra trọng lượng thai nhi, dự đoán cân nặng sau khi sinh và kì sinh nở của mẹ như sinh thường hay phải mổ đẻ. Đồng thời, làm kiểm tra xem bé có nhận đủ lượng oxy và sự thay đổi của tim thai có tương ứng với chuyển động của thai hay không.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu khám, xét nghiệm, siêu âm thêm. Với mục đích theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Kết luận khám thai những tuần nào?

Trên đây là những tuần khám thai trong suốt thai kỳ mà mẹ bầu cần thực hiện, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý để đảm bảo an toàn và có kết quả thăm khám chính xác thì mẹ cần phải lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Lưu ý:  Nếu mẹ bầu chưa được tiêm thì phải tiêm 2 mũi uốn ván và mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Còn nếu mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi và chưa quá 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Địa chỉ khám thai những tuần nào?

Hiện nay, tại Hà Nội một trong những địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng mà mẹ bầu có thể lựa chọn đó chính là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Phòng khám là một cơ sở y tế trực thuộc quản lý của Sở Y Tế Hà Nội chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh phụ khoa – nam khoa, các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám thai định kỳ,…. Không những thế, toàn bộ quá trình thăm khám thai tại phòng khám đều do đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm (trên 20 năm) và được mời về làm việc từ các bệnh viện lớn của thủ đô

Trên đây là những giải đáp của bác sĩ Huế về vấn đề khám thai những tuần nào? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp được cho chị em có thêm được những thông tin bổ ích. Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp những thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Xem thêm:

Bài tham khảo:

 

 

 

Cập nhật lần cuối vào ngày 25 tháng 05 năm 2020 lúc 09:05 bởi

Tác giả bài viết
Truyền thông Giáo dục sức khỏe Tác giả Vũ Minh Hải